Một món quà - Truyện ngắn của Thảo Nguyên (Bình Dương)
Trong khi đó, với một số "nhà sáng tạo nội dung" nam thì lại bày trò "câu view" bằng cách quay video chủ yếu nói về những vấn đề nhạy cảm. Chẳng hạn, TikToker P.V. thường xuyên quay video ghi lại cảnh hỏi các cô gái những câu vô duyên về chuyện 18+, nhu cầu sinh lý. Còn TikToker Đ.T.D. thì liên tục quay video hỏi các cô gái "muốn hôn hay muốn tát mình, muốn hôn thì sẽ được tiền". Không ít TikToker, YouTuber sỗ sàng đến mức đề cập đến các vòng 1, vòng 2, vòng 3 của các cô gái đang đứng đối diện, hay ví von cơ thể phụ nữ bằng những câu từ mất lịch sự.Đèo Bảo Lộc sạt lở thảm khốc: Đã tìm thấy 3 thi thể
Số lượng và chuyển động của tinh trùng đều là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tinh trùng.
Cần sửa quy định tiền lương, phụ cấp với giáo viên
Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty Doji mua vào 89,2 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC duy trì ở mức 2,3 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn cũng giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty SJC mua vào còn 89,1 triệu đồng, bán ra 91,3 triệu đồng; Doji mua vào còn 89,8 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng… Giá mua vàng nhẫn của một số đơn vị kinh doanh vàng trên thị trường vẫn có giá cao hơn vàng miếng SJC 700.000 đồng/lượng.Sau khi tăng thêm 4 USD vào sáng 24.2, lên 2.940 USD/ounce, giá vàng thế giới đã giảm mạnh xuống 2.925 USD/ounce khi gặp phải lực chốt lời. Đây là tuần cuối của tháng 2 nên các hoạt động chốt lời có thể diễn ra khi vàng liên tục tăng trong 8 tuần qua.Dù vậy, ông James Stanley, nhà chiến lược thị trường cấp cao tại Forex.com, kỳ vọng giá vàng sẽ không gặp bất kỳ sự kháng cự lớn nào cho đến khi đạt 3.000 USD/ounce. Mức giá này đã trở thành mốc quan trọng về mặt tâm lý, nên sẽ mất thời gian để vượt qua. Dự báo vàng tăng đang đặt nhà đầu tư trước cơ hội, có nên mua vào lướt sóng vào chờ thu hoặc khi vàng đạt ngưỡng tâm lý, cũng là đỉnh kỷ lục mới 3.000 USD/ounce hay không?Dù vậy, trong tuần này, dữ liệu lạm phát có thể là rủi ro lớn nhất đối với vàng. Nếu lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến hoặc các ngân hàng trung ương áp dụng cách tiếp cận thắt chặt mạnh mẽ hơn sẽ áp lực giá vàng giảm.Ngoài ra, trong tuần này một số thông tin kinh tế Mỹ quan trọng cần lưu ý như niềm tin người tiêu dùng; doanh số bán nhà mới; GDP quý 4 sơ bộ; đơn đặt hàng hàng hóa bền; đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần; doanh số bán nhà đang chờ xử lý; chỉ số PCE cốt lõi; thu nhập cá nhân và chi tiêu.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ không thực hiện việc trích lập và cũng không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu.
Bất động sản phía tây ‘thêm cánh’ nhờ hạ tầng
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.